THANH TOÁN CHI PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ MỨC HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ DIỆN ĐA TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG TRONG 6 THÁNG, NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu thanh toán BHYT 6 tháng năm 2020 của 34.792 đối tượng BHYT đa tuyến tại BV đa khoa tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu: (1) Mô tả các mức thanh toán bảo hiểm y tế theo các nhóm thẻ BHYT, (2) Phân tích cơ cấu chi, mức hưởng lợi của người bệnh và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu số liệu thống kê thanh quyết toán BHYT chính thức của BV, sử dụng các phép tính mô tả: trung bình, trung vị, mode các mức chi, áp dụng test phân tích phi tham số và phân tích hiệp biến (ANCOVA) để kiểm soát các yếu tố nhiễu khi so sánh các số trung bình. Kết quả: Mức thanh toán bảo hiểm y tế trung bình 8.167 ngàn đồng/đợt điều trị nội trú; 50% dưới mức 3.165 ngàn đồng/đợt, có sự khác nhau theo các nhóm thẻ BHYT, dao động từ 8.525 đến 4.592 ngàn đồng/đợt, với trung bình ngày điều trị là 1.444 ngàn đồng, dao động từ 641 ngàn đồng đến 1.511 ngàn đồng. Sự khác nhau giữa các mức bình quân/ngày hiệu chỉnh theo nhóm tuổi, nhóm khoa và giới tính có ý nghĩa thống kê, p <0,001.
Cơ cấu chi và mức hưởng lợi từ BHYT và yếu tố liên quan: Cơ cấu chi cho tiền giường chiếm tỷ lệ cao nhất 30,91%, tiếp đến là tiền thuốc 18,15%, tiền xét nghiệm chiếm 16,83%, tiền vận chuyển gần bằng 0%. Người bệnh phải chi cho các dịch vụ phát sinh và vật tư y tế, thuốc ngoài quy định tới 18,8% tổng các khoản thanh toán. Mức hỗ trợ của BHYT là rất lớn chiếm 86,16%, tiền túi của người bệnh chiếm 13,84%. Những đối tượng trong diện chính sách ưu tiên có tỷ lệ chi tiền túi thấp hơn mức chung (5,9% so với 13,84%). Kết luận: Tổng mức thanh toán trung bình 8.167 ngàn đồng/đợt điều trị. Tiền giường chiếm tỷ trọng cao nhất. Mức hưởng lợi từ BHYT 86%. Các đối tượng ưu tiên có mức chi tiền túi thấp hơn các đối tượng khác. Tuổi, nhóm thẻ BHYT và nhóm bệnh theo khoa là yếu tố liên quan chính được phát hiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chi phí bảo hiểm y tế, Mức hưởng lợi, Tiền túi
Tài liệu tham khảo
[2] Bazyar, M., Rashidian, A., Sakha, M.A., (2020), Combining health insurance funds in a fragmented context: what kind of challenges should be considered? BMC Health Serv Res, pp.20:26.
[3] Bazyar, M., Yazdi-Feyzabadi, V., Rashidian, A., (2021), The experiences of merging health insurance funds in South Korea, Turkey, Thailand, and Indonesia: a cross-country comparative study, Int J Equity Health, pp.20:66.
[4] Chính phủ, (2018), Nghị định Số: 146/2018/NĐ- CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
[5] Doshmangir, L., Bazyar, M., Rashidian, A., and Gordeev, V.S., (2021), Iran health insurance system in transition: equity concerns and steps to achieve universal health coverage, Int J Equity Health, pp. 20:37
[6] Erlangga, D., Suhrcke, M., Ali, S., (2019), The impact of public health insurance on health care utilisation, financial protection and health status in low-and-middle-income countries: A systematic review, PLoSOne, 14(8): e0219731.
[7] Trần Quang Thông, Trương Việt Dũng, (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức thanh toán theo định suất đến chi phí và chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Mường Lát - Thanh Hóa, Tạp chí Y học dự phòng, (125) 6/2011, tr 17-22.