STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY PHÚ HƯNG, TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2020

Hà Minh Trang1, Nguyễn Bạch Ngọc1, Dương Hoàng Ân1, Nguyễn Ngọc Phương1, Ngô Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Trần Thị Thanh Huệ1, Nguyễn Đình Dũng2, Cáp Văn Ninh2, Đặng Hồng Anh2,
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Dệt May

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở 406 công nhân may tại một công ty của tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân may bị stress, lo âu và trầm cảm trong nghiên cứu lần lượt là 16,7%; 33,3% 21,2%. Nghiên cứu phân tích được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa một số yếu tố với stress [giới (OR=1,988, p<0,05)], trầm cảm: [môi trường lao động kém (OR=1,738; p<0,05), hỗ trợ từ gia đình, bạn bè (OR=2,12; p<0,05); hài lòng với cuộc sống gia đình (OR=3,51; p<0,05)]; lo âu: [môi trường lao động kém (OR=2,47; p<0,05); công việc thích hợp với bản thân (OR=2,93; p<0,05); hỗ trợ từ gia đình, bạn bè (OR=2,15; p<0,05); mức độ lắng nghe của chồng/vợ, gia đình, bạn bè khi muốn xin lời khuyên về việc riêng (OR=2,77; p<0,05); mức độ hài lòng với công việc (OR=4,27; p<0,05); mức độ hài lòng với cuộc sống gia đình (OR=6,897; p<0,05)].

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng và cộng sự, (2015), Điều kiện lao động nữ công nhân may công nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Anh, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 8 (168) 2015, tr 499-507.
[2] Dey, B.K., Rahman, A., Sultana, M.S., Sadaf, S., (2017), Garments Worker’s Job Stress and Mental Health, The International Journal of Indian Psychology, 3. 10.25215/0304.013.
[3] Đỗ Duy Hoàn, (2019), Đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với doanh nghiệp dệt may, https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/day- manh-cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong-doi- voi-doanh-nghiep-det-may-d8654.html.
[4] Fitch, T.J., Moran, J., Villanueva, G., Sagiraju, H.K.R., Quadir, M.M., Alamgir, H., (2017), Prevalence and risk factors of depression among garment workers in Bangladesh, International Journal of Social Psychiatry. 63(3):244-254. doi:10.1177/0020764017695576.
[5] Ha Ngoc Do, Anh Tuan Nguyen et al, (2020), Depressive Symptoms, Suicidal Ideation, and Mental Health Service Use of Industrial Workers: Evidence from Vietnam, Int. J. Environ. Res. Public Health 2020, 17, 2929; doi:10.3390/ijerph17082929.
[6] Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Hải và cộng sự, (2016), Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của công nhân công ty may Trường Tiến, Nam Định năm 2016, Tạp chí y học dự phòng, Tập XXVI, số 14 (187) 2016 Số đặc biệt, tr 144-152.
[7] Lovibond, S.H., Lovibond, P.F., (1995), Manual for the Depression Anxiety Stress Scales 2nd, Psychology Foundation, Sydney.
[8] Mahmud, S., Rajath D.V., Mahmud, R., & Jahan, M.N., (2018), Health Issues of Female Garment Workers: Evidence from Bangladesh, Journal of Population and Social Studies [JPSS], 26(3), 181-194. Retrieved from https:// so03.tci-thaijo.org/index.php/jpss/article/ view/102032.
[9] Ozlem, K. O., Erdem, S., (2018), Work-Related Stress and Coping Profiles among Workers in Outer Garment Sector, COJ Nurse Healthcare. 3(1). COJNH.000552.2018. DOI: 10.31031/
COJNH.2018.03.000552.
[10] Parvin K., Mamun M.A., Gibbs A., Jewkes R., Naved R.T., (2018), The pathways between female garment workers’ experience of violence and development of depressive symptoms, PLoS ONE 13(11): e0207485. https://doi. org/10.1371/journal.pone.0207485.
[11] Trịnh Hồng Lân và cộng sự, (2010), Stress nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía Nam, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 số 1, tr 217-221.
[12] Trịnh Hồng Lân và cộng sự, (2018), Thực trạng môi trường lao động tại Công ty Cổ phần May Đồng Nai, khu vực miền nam, Tạp chí Y học thực hành Tp.HCM, tập 12 – Phụ bản số 4:1-7.