ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAU TỚI SINH HOẠT VÀ CHĂM SÓC CON CỦA SẢN PHỤ TẠI KHOA SẢN THƯỜNG, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Nguyễn Thị Như Mai1, Hà Thị Huyền1, Trương Việt Dũng1,
1 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả ảnh hưởng của đau sau đẻ tới các hoạt động sinh hoạt và chăm sóc con của các sản phụ và đánh giá thực trạng can thiệp giảm đau cho sản phụ tại Khoa Sản thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả trên 206 sản phụ tại Khoa Sản thường Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kết quả: Đau ảnh hưởng nhiều nhất đến đi lại/vận động (73,3%), sau đó là giấc ngủ và việc cho con bú (cùng chiếm 58,3%); có trên 20% sản phụ phải thức trắng đêm do đau; 38,7% sản phụ sinh thường và 87,2% sản phụ sinh mổ (không giảm đau ngoài màng cứng) đề nghị dùng thêm thuốc giảm đau đường khác. Có 25 % sản phụ được giảm đau ngoài màng cứng nhưng vẫn phải dùng thêm thuốc giảm đau; 85,4% sản phụ đỡ đau khi được mát xa vú và 89,7% đỡ đau khi được hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy PlasmaMED. Kết luận: Đau ảnh hưởng tới nhiều hoạt động của sản phụ, tỉ lệ sản phụ cần can thiệp giảm đau sau đẻ khá cao. Trong thực tế chăm sóc, ngoài phối hợp thêm thuốc giảm đau thì các dịch vụ mát xa vú và dùng máy PlasmaMED nên được tư vấn và khuyến khích áp dụng để hỗ trợ giảm đau cho các sản phụ sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Kiều Anh, (2016), Đánh giá sự hài lòng và hiệu quả giảm đau của viên đặt tại chỗ trên các sản phụ sau mổ lấy thai, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
[2] Bộ Y tế, (2017), Hướng dẫn qui trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy PlasmaMED.
[3] Nguyễn Thị Hương Giang, (2009), Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của phương pháp giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Đại học y Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Minh, (2017), Hiệu quả giảm đau của Nefopam kết hợp Paracetamol sau phẫu thuật lấy thai, Tạp chí Y học thực hành (1031), số 1 năm 2017.
[5] Nguyễn Ngọc Thạch, (2015), Đau sau mổ và các tác dụng không mong mốn 72 giờ sau mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2 năm 2015, tr 87-90.
[6] James et al, (2009), Severity of acute pain after childbirth but not type of delivery pradict persident pain and postpatum depression, Pain, 2008 Nov15;140(1):87-94.