THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC TỈNH THÁI BÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2020 với mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại tỉnh Thái Bình năm 2020; (2) Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn được nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả dựa trên dữ liệu thống kê hằng năm phục vụ cho hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm. Kết quả: Trung tâm có 31 cán bộ, 10 khoa/phòng chức năng với 4 khoa kiểm nghiệm, TTB máy móc được sử dụng từ 10 – 20 năm. Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm đã kiểm nghiệm 94/161 loại hoạt chất trong 6 tháng đầu năm (58,4% năng lực), giám sát kiểm tra trên 279/270 (đạt 103,3% kế hoạch) cơ sở trên địa bàn, kiểm nghiệm 313 mẫu thuốc.
Một số thuận lợi trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc: Đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, đủ kiến thức và trình độ chuyên môn, TTB cơ bản đáp ứng được yêu cầu kiểm định chất lượng thuốc, hóa chất và thuốc thử đầy đủ, kinh phí đảm bảo cho hoạt động thường xuyên. Các khó khăn chính: Văn bản chưa đồng bộ, chưa cập nhật đầy đủ các tiêu chuẩn quy định, các cơ sở chưa cập nhập tiêu chuẩn qui định; nhiều cán bộ kiêm nhiệm; đội ngũ cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm; thiếu một số TTB, máy móc chuyên sâu; hóa chất, chất chuẩn có giá thành ngày càng cao. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiểm tra chất lượng thuốc, Yếu tố ảnh hưởng kiểm nghiệm thuốc
Tài liệu tham khảo
[2] Đỗ Minh Mạnh, (2016), Khảo sát nguồn lực và kết quả kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Ninh Bình năm 2015, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội.
[3] Grangeia, H.B., Silva, C., (2020), Quality by design in pharmaceutical manufacturing: A systematic review of current status, challenges and future perspectives, European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, Vol.147, Feb 2020, pp.19-37.
[4] Lê Thị Hường, (2015), Phân tích năng lực kiểm nghiệm thuốc của Trung tâm Kiểm nghiệm Nam Định năm 2014, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
[5] Lê Quang Hiển, (2017), Phân tích thực trạng kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Đồng Nai năm 2015, Luận văn chuyên khoa I, Đại học dược Hà Nội.
[6] Nguyễn Khôi Nguyên, (2017), Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng thuốc tại Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm-mỹ phẩm Nghệ An năm 2015, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
[7] Sở Y tế Thái Bình, (2020), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2019 và kế hoạch công tác năm 2020.
[8] Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, (2020), Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng Thuốc, Mỹ phẩm năm 2019 và định hướng công tác năm 2020 của Hệ thống kiểm nghiệm.
[9] World Health Organization, (2014), General information on counterfeit medications.