NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TƯỢNG QUAN ÂM CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TƯƠNG QUAN VỚI ĐÔNG Á VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

Đỗ Thi Mỹ Hương1,
1 Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Với ý nghĩa đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, việc thờ cúng Quan Âm nhanh chóng thích ứng và được một số nước ở Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc... tiếp nhận và phát triển. Ở Việt Nam, tục thờ Quan Âm là một quá trình phát triển, thu nhận và biến đổi để phù hợp với tín ngưỡng bản địa. Quan Âm trong hình tượng nữ giới, gắn với tín ngưỡng thờ nữ thần (tục thờ Mẫu) đã được “Việt hóa” thành 33 dạng hóa thân, trong đó có hình tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Bài viết tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành từ nghệ thuật đến lịch sử và văn hoá, đã làm sáng tỏ sự hình thành giữa tục thờ nữ thần với tục thờ Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở Việt Nam, từ đó chỉ ra phong cách tạo tượng Quan Âm ở Việt Nam, làm cơ sở so sánh, tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong tương quan với một số nước Đông Á và trong khu vực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội.
Rolf A. Stein (1986), Avalokitésvara/ Kouan yin- an exemple de transformation d’un dieu en déesse; pp17- 80, Française d’Extrême. Orient. Paris.
William Watson Marie. Catherine Rey (1997). L’art de la Chine. Maison d’édition de Citadelles & MARENOD (Art et les grandes civilisations).
Buswell, Robert E (2004), Encyclopeadia of Buddhism. volume II.
Macmillan, New York Chun Fang Yu (2004), Kuan yin, Chinese transformation of Avalokitésvara, Columbia University Press.
Lokesh Chandra (1988), The thousand armed Avalokitesvara, Abhinav Publications, New Delhi.
Patricia Eichenbaum Karetzky (2004), Guanyin. Worship of Guanyin in China, Published by Oxford University Press (China).