ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHO CÁC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU, BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN

Dương Vương Trung1, Nguyễn Thị Hà Thu2, Nguyễn Minh Trang3,
1 Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bưu Điện
2 Khoa Nội, Bệnh viện Bưu Điện
3 Khoa Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng người bệnh nhập viện và đánh giá bước đầu kết quả can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng cao điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, thực hiện trên 346 người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng và 52 người bệnh can thiệp dinh dưỡng. Kết quả: Tỉ lệ người bệnh có nguy cơ suy sinh dưỡng theo công cụ NRS là 54,3%, với người bệnh ≥70 tuổi, thở máy hoặc mắc ≥2 bệnh đồng mắc có nguy cơ SDD cao hơn; Có 61,6% người bệnh đạt được mức năng lượng khuyến nghị trong ngày đầu và tăng dần trong các ngày sau đó và điểm trung bình APACHE II giảm đáng kể từ 18 ± 4,4 xuống 13,4 ± 5,9 (p<0,05). Kết luận: Người bệnh nặng nên được đánh giá tình trạng dinh dưỡng và có can thiệp dinh dưỡng hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ahn, S., Na, S.H., Chang, C.H. et al, (2012), Effects of APACHE II Score and Initial Nutritional Status on Prognosis of the Critically Ill Patients. Korean J Crit Care Med, 27(2), 102-107.
[2] Bộ Y tế, (2012) Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học.
[3] Chi, J., Yin, S., Zhu, Y. et al, (2017), A Comparison of the Nutritional Risk Screening 2002 Tool With the Subjective Global Assessment Tool to Detect Nutritional Status in Chinese Patients Undergoing Surgery With Gastrointestinal Cancer, Gastroenterol Nurs Off J Soc Gastroenterol Nurses Assoc, 40(1), 19-2.
[4] Gokcan, H., Selcuk, H., and Tore, E. et al, (2014),
The Nutritional Risk Screening 2002 tool for detecting malnutrition risk in hospitalised patients: perspective from a developing country, Turk J Gastroenterol, 718-723.
[5] Isabel, M, Correia, T.D., Hegazi, R.A. et al, (2014), Evidence-based recommendations for addressing malnutrition in health care: an updated strategy from the feed, M.E. Global Study Group, J Am Med Dir Assoc, 15(8), 544-50.
[6] Lương Thị Bích Trang, Cù Thị Kim Lam và Hoàng Thị Bạch Yến, (2017), Sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện trường đại học Y dược Huế.
[7] Lưu Ngân Tâm, (2019), Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng, Nhà xuất bản Y học.
[8] Nguyễn Thị Trang, (2017), Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
[9] Ngô Quốc Huy và cộng sự, (2011), Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng va hiệu quả nuôi dưỡng nhân tạo tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai.
[10] Phạm Thị Thu Hương và cộng sự, (2015), Thực trạng nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai.
[11] Sharifi M.N., Walton A., Chakrabarty G. et al, (2011), Nutrition support in intensive care units in England: a snapshot of present practice, Br J Nutr, 106(8), 1240-1244.
[12] White H., và King L., (2014), Enteral feeding pumps: efficacy, safety, and patient acceptability, Med Devices Auckl NZ, 7, 291- 298.