TRUYỆN CỔ VIỆT NAM - TÍNH LỊCH SỬ VÀ CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Nguyễn Thị Oanh1,
1 Viện Nghiên cứu Nhận thức và Giáo dục Thăng Long (TICES), Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp loại hình, thống kê, phân loại, nghiên cứu so sánh, nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ vấn đề lịch sử trong truyện cổ và truyện cổ trong lịch sử ở Việt Nam và các nước trong khối khu vực văn hóa chữ Hán như Trung Quốc và Nhật Bản.
Thông qua nhân vật anh hùng chống thảm họa tự nhiên và nhân vật trong truyện cổ chống giặc ngoại xâm từ một số tư liệu Hán Nôm mà trọng tâm là sách Lĩnh Nam chích quái, bài viết đã làm sáng tỏ cách xây dựng nhân vật trong truyện cổ thường gắn liền với việc tôn vinh những giá trị lịch sử của dân tộc và bằng niềm tin thiêng liêng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Thị An, (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội: 60, 65.
[2] Đào Duy Anh, (1957), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nguồn gốc dân tộc Việt Nam từ Giao Chỉ đến Lạc Việt, Tập san Đại học Văn khoa.
[3] Bakhtin, Mikhail, (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Trường viết văn Nguyễn Du: 41.
[4] Quốc sử quán triều Nguyễn, (2006), Đại Nam nhất thống chí, Người dịch Phạm Trọng Điềm; Hiệu đính Đào Duy Anh, Tập 2, NXB Thuận Hóa: 98-99.
[5] Nguyễn Thị Huế, (1980), Người dân Hà Bắc kể chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ, Tạp chí văn học 4.
[6] Kimiko, Kono, (1986), Nhật Bản linh dị ký và truyền thừa Trung Quốc, NXB Bensei, 河野貴美子、『日本霊異記』と中国の伝承』勉誠社.
[7] Konrad, Ni.I., (1997), Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại, Trịnh Bá Đĩnh dịch, NXB Đà Nẵng: 30.
[8] Phan Huy Lê, (1993), Đại Việt sử ký toàn thư: Tác giả - Văn bản - Tác phẩm, Bài giới thiệu cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội: 23.
[9] Lỗ Tấn, (2002), Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc, Lương Duy Tâm dịch, Lương Duy Thứ hiệu đính. NXB Đại học Quốc gia.
[10] (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc, Bắc Kinh, Bản tiếng Việt do nhiều người dịch, Tập 1, NXB Giáo dục
[11] Trần Nghĩa, (1997), Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - Danh mục và Phân loại, Tạp chí Hán Nôm 3.
[12] Nguyễn Thị Oanh, (2012), Thế giới quỷ thần trong truyện kể dân gian Việt Nam – so sánh với Kim tích vật ngữ tập và Sưu thần ký, trong sách Kim tích vật ngữ tập ở Đông Á, Komine Kazuaki 小峯和明 chủ biên, NXB Bensei: 536-565 .
[13] Nguyễn Thị Oanh, (2021), Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm - qua nghiên cứu địa danh, Bài viết gửi Hội thảo Việt Nam học năm 2021 của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (đã được Hội thảo chấp nhận).
[14] Hoàng Tuấn Phổ, (1961), Mấy ý kiến về truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy, Tạp chí Nghiên cứu văn học 3.
[15] Riftin, B.L., (2002), Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc, Phan Ngọc dịch, NXB Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
[16] Saunders, E.D., (1963), Thần thoại Nhật Bản, Nguyễn Từ Chi dịch từ bản tiếng Pháp: “Thần thoại miền thảo nguyên, miền rừng và miền hải đảo”, Paris, Tài liệu đánh máy, Thư viện Viện Văn học, 29 trang, Ký hiệu DL/251.
[17] Nguyễn Hữu Sơn, (2002), Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, NXB Khoa học Xã hội: 6.
[18] Taylor, Keith Weller, (2020), Việt Nam thời dựng nước, Thiếu Khanh dịch, Nhã Nam - NXB Dân Trí: 20.
[19] Bùi Quang Thanh, (1979), Về một thể loại văn học dân gian, Tạp chí Văn học 4: 131.
[20] Tosh, John, (1984), The Pursuit of History: Aims, Methods and new Directions in the Study of Modern History, UK: Longman.