HỘI CHỨNG CAI Ở TRẺ THỞ MÁY CÓ SỬ DỤNG AN THẦN, GIẢM ĐAU TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ KẾT QUẢ DỰ PHÒNG BIẾN CỐ THỞ MÁY

Hà Thị Huyền1, Nguyễn Văn Hoàn2, , Tạ Anh Tuấn3
1 Chi hội giáo viên Điều dưỡng Việt Nam
2 Trường Đại học Thăng Long
3 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả hội chứng cai và một số kết quả dự phòng biến cố thở máy ở trẻ thở máy có sử dụng an thần, giảm đau điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022-2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 230 trẻ thở máy có sử dụng thuốc an thần, giảm đau với mẫu phiếu thu thập thông tin được xây dựng dựa trên thang đánh giá hội chứng cai WAT-1(Withdrawal Assessment Tool- version 1) và tham khảo ý kiến chuyên gia về Hồi sức tích cực Nhi khoa. Phân tích số liệu trên SPSS 26.0 để mô tả tỉ lệ trẻ thở máy sử dụng an thần mắc hội chứng cai và một số kết quả dự phòng biến cố thở máy. Kết quả: Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng cai là 33,0%; 73,7% ở nhóm tuổi 13 - 60 tháng, thời gian xuất hiện hội chứng cai trung bình là 1,44 ± 0,67 ngày sau khi giảm liều thuốc an thần, giảm đau. Những triệu chứng hay gặp của hội chứng cai gồm: kích thích, bồn chồn, khó an ủi; vã mồ hôi; rùng mình; dự phòng biến cố thở máy: 74,3% bình làm ẩm đạt nhiệt độ, 93,9% trẻ được vệ sinh răng miệng tốt, chạc 3 dây máy thở để thấp hơn mặt trẻ (83,5%); bẫy nước để đúng vị trí, mực nước trong bình làm ẩm đạt 93,9%; dây máy hút không đọng dịch bẩn (94,8%); dây máy thở không đọng dịch đạt 87,4%; ống nội khí quản không đọng dịch tiết (86,1%). Kết luận: Tỉ lệ trẻ thở máy có dùng an thần, giảm đau mắc hội chứng cai thấp, các hoạt động dự phòng biến cố thở máy ở trẻ được thực hiện tương đối tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Amigoni A. et al. (2014). High doses of benzodiazepine predict analgesic and sedative drug withdrawal syndrome in paediatric intensive care patients. Acta Paediatrica, 103 (12), e538-e543.
Amigoni A. et al. (2017). Network of Paediatric Intensive Care Unit Study Group (TIPNet). Withdrawal Assessment Tool-1 monitoring in PICU: a multicenter study on iatrogenic withdrawal syndrome. Acta Paediatrica, 18 (2), e86-e91.
Bệnh viện Nhi Trung ương. (2021). Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ thở máy.
Fisher D. et al. (2013). Opioid withdrawal signs and symptoms in children: Frequency and determinants. Heart & Lung, 42 (6), 407-413.
Franck L. S. et al. (2004). Opioid and benzodiazepine withdrawal symptoms in paediatric intensive care patients. Intensive and Critical Care Nursing, 20 (6), 344-351.
Franck L. S. et al. (2008). The Withdrawal Assessment Tool-Version 1 (WAT-1): an assessment instrument for monitoring opioid and benzodiazepine withdrawal symptoms in pediatric patients. Pediatric critical care medicine: a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies, 9 (6), 573.
Habib E. et al. (2021). Abouelella R. Iatrogenic Withdrawal Syndrome in the Pediatric Cardiac Intensive Care Unit: Incidence, Risk Factors and Outcome. J Saudi Heart Assoc. 2021 Oct 15, 33(4), 251-260. DOI: 10.37616/2212-5043.1268. PMID: 35083114; PMCID: PMC8754439
Jenkins I. A. et al. (2007). Current United Kingdom sedation practice in pediatric intensive care. Pediatric Anesthesia, 17 (7), 675-683.
Long. L. H. (2022). Kết quả chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng). Trường Đại học Thăng Long.